Bài 1: Học một lĩnh vực như thế nào?
Muốn học kiến thức và kỹ năng của một lĩnh vực nào đó thì cần phải THIẾT LẬP được một NETWORK của các yếu tố tạo nên lĩnh vực đó: bao gồm khái niệm kiến thức và kỹ năng nền tảng, con người, tổ chức, và các nguồn lực khác nuôi dưỡng lĩnh vực đó phát triển. Có thể gọi cả hệ thống (ecosystem) của lĩnh vực nàybao gồm INPUT, INTERNAL PROCESSING and OUTPUT. Trong ouput cần nhấn mạnh mối liên hệ giữa lĩnh vực đó với môi trường xung quanh, với các mạng lưới lân cận (linking to other networks) hay tác động của lĩnh vực này đến xã hội. Và tìm hiểu con đường (Pathway) cần thiết và ngắn nhất để học (internalize/assimilate the network in the brain).
Nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên nghiệp cho thấy kiến thức và kỹ năng của chuyên gia được tổ chức một cách hợp lý như một mạng lưới trong não, tạo thuận lợi cho quá trình nhận ra (recognition), tiếp cận và truy xuất thông tin (retrieval), suy luận ra mối quan hệ (hiểu) và có thể giải quyết nhanh vấn đề một cách hiệu quả (solve problem). Mức độ chuyên nghiệp hay giá trị của một người nào đó chỉ được thể hiện qua tốc độ và chất lượng sản phẩm của họ, có thể là tác phẩm nghệ thuật, viết, vẽ, biểu diễn (ca múa…) hay công cụ khác. Tức mục tiêu cuối cùng của việc học là phải thể hiện ra bên ngoài (OUTPUT), là tạo ra sản phẩm để người khác nhìn, nghe, sờ mó, sử dụng – đo đạc được chất lượng và số lượng.
Như vậy mục tiêu học một lĩnh vực chỉ có thể gọi là đạt được khi tạo ra được các sản phẩm, dịch vụ, tác động tích cực mà lĩnh vực đó mang lại cho xã hội con người nói chung. Tức là người học phải hướng đến tạo ra được các sản phẩm, dịch vụ tốt cho xã hội tương đương với sản phẩm, dịch vụ mà các chuyên gia trong lĩnh vực đó tạo ra cho xã hội. Đây chính là cách đo đạc (assess) hiệu quả học tốt nhất và khách quan nhất.
Trong khi đó output này phụ thuộc vào hai yếu tố ban đầu là nguyên liệu đầu vào (Input) và quá trình xử lí thông tin (internal processing). Như vậy, giai đoạn đầu tiên của quá trình học là tích lũy đủ chất và lượng nguyên liệu đầu vào. Tiếp theo là kỹ năng xử lí nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm chất lượng. Giai đoạn cuối là rèn luyện để đạt độ thuần thục và đạt đến trình độ chuyên gia để xử lí các vấn đề cả cũ và mới. Ba giai đoạn này có thể không hoàn toàn tách biệt theo thứ tự thời gian, có thể một phần chồng lấn hay học song song (xem project management, job flow, task flow).
Cũng cần chú ý đến những giới hạn trong việc học hay các tác động tiêu cực xảy ra trong quá trình học mà gây ra bởi cách dạy hay môi trường, đó là tính thụ động trong suy nghĩ và hành động. Người học có thể mất đi khả năng suy nghĩ độc lập, sự sáng tạo. Điều này được Einstein nhắc đến khi nhấn mạnh mục tiêu của giáo dục là giúp tạo ra các cá nhân có suy nghĩ độc lập, hành động độc lập hướng đến phục vụ cộng đồng. Khi học tập trong môi trường hàn lâm thường được chú trọng kỹ năng phân tích (analytic), nhưng không nhấn mạnh đến tính sáng tạo và sự tưởng tượng. Cách học tốt nhất cần phải đạt được cả hai, analytic và creativity, tức là vừa khoa học vừa nghệ thuật (sciences & arts).
Về kiến thức cần xem web of knowledge in a field (domain- specific knowledge) or semantic network. Về kỹ năng cần xem skill analysis để định hướng cách dạy và học, và chọn các Crucial training and experiences để đạt đến mục tiêu trong giới hạn thời gian (Time horizon) và nguồn lực.