Tin tức

Sự phát triển, lưu trữ Kiến thức của con người

Viết bởi: Lê Quốc Chơn, 02 09 2020

Vào năm 1675, Isaac Newton nói "If I have seen further it is by standing on the shoulders of Giants." (Nếu tôi thấy xa hơn là nhờ tôi đứng trên vai của những người khổng lồ.)
 

Trong cuộc sống, con người tương tác với môi trường sống bao gồm xã hội của chính con người xây nên và với môi trường tự nhiên, nhờ đó chúng ta đã phát triển được lượng lớn kiến thức và kỹ năng (gọi chung là kiến thức). Và chúng ta sử dụng kiến thức này mỗi ngày trong các hoạt động sống như làm việc, học tập hay vui chơi.
 

Lượng kiến thức này được lưu lại qua nhiều phương tiện: sách vở tài liệu, phim ảnh, công cụ, hình vẽ, và hiện nay là trên máy tính và internet.
 

Nhưng một phần lớn kiến thức là được lưu trữ trong mỗi con người, nhất là những nhà chuyên môn. Rất tiếc phần lớn kiến thức này sẽ bị mất đi khi chúng ta chết đi vì không phải kiến thức nào cũng dễ dàng truyền lại, nhất là những kiến thức phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để phát triển và tích lũy.
 

Đó là chưa kể đến quá trình tự động hóa, sử dụng robot và chương trình Artificial Intelligent (AI) trong công việc, làm cho con người ít vận động trí não và cơ bắp khiến kiến thức và kỹ năng ngày càm giảm sút hoặc chậm phát triển. Nội dung này liên quan đến quá trình học và phát triển kiến thức kỹ năng diễn ra trong não, sẽ được bàn sâu trong một bài viết khác.
 

Vậy có cách nào để lưu trữ, duy trì và phát triển kiến thức một cách hữu hiệu nhất?
 

Đầu tiên là xác định tầm quan trọng của kiến thức theo các tiêu chí:
 

  • Giá trị của kiến thức (important, critical, impactful).
  • Khó khăn và tốn kém để phát triển và tích lũy kiến thức này (difficult to develop and accumulate). Đa số kiến thức đều có thể phát triển từ số không (from scratch) nhưng sẽ rất tốn kém cả thời gian, công sức và vật chất (nhân, tài, vật, lực). Do đó, nếu lưu trữ được kiến thức sẽ tiết kiệm được nhiều nguồn lực cho các việc quan trọng khác.
  • Sự hiếm hoi (Uniqueness knowledge), nếu không lưu trữ sẽ mất, kiến thức này có thể dùng hay không dùng trong tương lai. Vì nó thuộc dạng không phổ biến, khó tìm thấy. Lưu trữ dạng kiến thức này mang tính văn hóa của con người (heritage and culture) hơn là mục đích thực dụng.


Sau đó là tổ chức (organize) kiến thức theo cấu trúc kế thừa từ cơ bản đến phức tạp (layer by layer). Kiến thức được tích lũy dần dần qua thời gian từ thế hệ này đến thế hệ khác và được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Nhưng sự tổ chức tự thân nó là rời rạc và không theo trật tự. Để việc lưu trữ và truyền dạy thuận lợi, kiến thức cần được tổ chức theo cấu trúc mối quan hệ giữa chúng (network of knowledge and connection) và theo trật tự phát triển của kiến thức. Khi đó, chúng ta có thể lưu trữ hiệu quả, truyền dạy hiệu quả và không bỏ sót kiến thức vào lãng quên. Từ cấu trúc tổ chức của kiến thức cũng có thể phát triển thêm, nó là điểm tựa cho sáng tạo và cải tiến.
 

Tiếp theo là lưu trữ (store, preserve, index)
 

Khi đã xác định được kiến thức nào cần lưu trữ và cấu trúc tổ chức của chúng thì lên kế hoạch lưu trữ dưới các hình thức khác nhau: tài liệu, hình vẽ, phim ảnh, bài giảng, công cụ, lưu trên máy tính và internet. Tùy vào từng kiến thức mà có cách lưu trữ tối ưu nhất.

Một cách lưu trữ khác là truyền lại (dạy lại) cho người khác để lưu trữ trong đầu họ, trong cơ thể họ. Lưu trữ qua con người, qua các thế hệ.
 

Lưu trữ qua vật dụng, công cụ, máy móc. Để làm được các dụng cụ cần có kiến thức và kỹ năng. Do đó bản thân dụng cụ vừa là một biểu tượng của kiến thức, nó cũng là một kho kiến thức. Tuy nhiên, dụng cụ dùng để lưu trữ kiến thức cần được thiết kế sao cho thật sư phạm để dễ hiểu, dễ truyền dạy cho người khác, tốt nhất là kèm theo các hướng dẫn (instructional manual, video, image, sketch). Vì thực tế có những dụng cụ để lại từ thế hệ trước nhưng thế hệ ngày nay không biết chính xác cách chế tạo hay làm ra các sản phẩm đó.
 

Phân loại kiến thức như thế nào?
 

  • Theo lĩnh vực ngành nghề: bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư…
  • Theo lĩnh vực khoa học: toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, kinh tế…
  • Theo mức độ khó: trình tự phát triển và tích lũy của kiến thức, sự logic của kiến thức.
  • Theo kỹ năng: cognitive, motor…


Sau đó là sử dụng: kiến thức không sử dụng sẽ dễ bị mai mọt do chìm vào quên lãng. Hơn nữa, dù lưu trữ kiến thức dưới hình thức nào nếu không sử dụng thì giảm giá trị của công việc lưu trữ - hướng đến sử dụng và văn hóa. Hơn nữa, lưu trữ trong con người sử dụng nó là cách lưu trữ tốt nhất, toàn diện nhất.
 

Và phát triển tiếp trên nền tảng kế thừa: kiến thức không phát triển thêm sẽ dễ bị mai mọt vì lạc hậu so với nhu cầu của xã hội, của con người và công nghệ.
 

Và lưu trữ cái mới phát triển lại cho thế hệ sau, đây chính là một bước cuối của chu trình phát triển, sử dụng, lưu trữ, truyền dạy.

Có thể bạn quan tâm
11 06 2023 Xem thêm
What problems worth solving?
Feynman wrote a letter to his former student explaining what problems worth solving: The worthwhile...
27 05 2023 Xem thêm
Làm R&D trong công nghiệp Hóa Học
Doanh nghiệp cần các kỹ sư và nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề của doanh nghiệp đó như tối ưu vận...
16 03 2023 Xem thêm
Các yếu tố giúp khởi nghiệp thành công
Cần phải xác định đúng vấn đề và tìm một team phù hợp.
18 02 2023 Xem thêm
How to learn well English language?
Just speak as much as you can.
04 01 2023 Xem thêm
Cách định giá cổ phiếu trước khi mua
Lấy tổng tài sản (đã trừ nợ, trừ thuế) chia cho tổng số cổ phiếu.