Vai trò của sự tập trung đến hiệu quả giải quyết công việc
Tôi quan sát thấy rằng khi ta làm việc tập trung (có thể là focus hay attention, concentration) hay học một cách tập trung sẽ hiệu quả hơn về mặt thời gian hoàn thành công việc và chất lượng công việc. Điều này được Richard Hamming nói đến trong phát biểu “You and your research” trích từ sách Art of doing science, trong đó Ông nói đến deep commitment và cho rằng knowledge và productivity giống như compound interest. Newton cũng cho rằng muốn tìm giải pháp cho vấn đề quan tâm thì phải nghĩ về vấn đề đó liên tục trong thời gian dài (Think about it constantly). Điều này cũng được E.O. Wilson khẳng định trong sách “Letters to a young scientist” rằng extrem Focus là chìa khóa. Vai trò của sự tập trung vào hoạt động đang làm có vai trò quyết định đến sự thành công. Điều này cũng được nhắc đến trong sách Focus của Daniel Goleman.
Để giải thích cho hiện tượng này, khoa học thần kinh cho biết vì khả năng xử lí thông tin của Não là giới hạn, do đó não cần ưu tiên huy động năng lực của não để xử lí hiệu quả các thông tin được lựa chọn (selective attention). Như vậy tập trung sẽ tránh phân tán nguồn lực và để tập trung năng lượng dùng cho tư duy. Thực tế cho thấy cấu trúc sinh học và khả năng của não là có hạn, do đó càng ít phân tán, tư duy càng tốt (tăng khả năng kết nối) và khả năng sáng tạo càng nhiều.
Tập trung ở đây nhấn mạnh yếu tố lượng thời gian tập trung vào vấn đề, có thể kéo dài 10 năm hay cả đời vào một lĩnh vực hẹp – điều được Anders Erricson khám phá ra và được Malcolm Gladwell phổ biến trong sách Outliers. Dường như sự tập trung luyện tập vào vấn đế lâu ngày giúp não làm việc hiệu quả hơn, quá trình xử lí và truyền tín hiệu bên trong não thuận lợi hơn. Điều này nói nôm na là nhờ tích lũy được một lượng vốn kiến thức kỹ năng và sự hiểu biết khó ai bì kịp, tăng mức độ cạnh tranh và thuận lợi cho sinh tồn.
Tập trung giúp:
- Không phân tán nguồn lực xử lí thông tin của não (số lượng neuron sẵn sàng cho công việc là có hạn).
- Khi tập trung thì nguồn thông tin vào sẽ nhiều cả chiều rộng và chiều sâu, để xử lí yêu cầu não hoạt động tối đa và tối ưu nhất. Do đó, sự tập trung sẽ có vai trò kích thích yêu cầu não huy động thêm neuron và các vùng não vào việc xử lí thông tin (đây là đặc tính thích nghi adaptability của não).
- Nâng cao hiệu quả xử lí thông tin nhờ đường truyền trơn tru (có thể truyền tín hiệu tốt hơn qua axon và synapses nhờ lớp myelin phủ axon dày hơn, cấu trúc tế bào glia tốt hơn cho truyền tín hiệu trên axon), làm cho đường truyền (synaptic connection) mạnh hơn (sự liên kết giữa các neuron tốt hơn: how?), không bị mất tín hiệu trên đường truyền, ít bị cạnh tranh bởi các thông tin khác, kích thích não phát triển thêm các đường truyền giúp tăng hiệu quả truyền tín hiệu.
Do đó, để hiệu quả hơn trong công việc chúng ta đang làm, cần tập trung năng lượng hay tâm trí vào công việc hiện tại. Cùng lúc làm nhiều việc sẽ giảm hiệu quả.