Đọc sách như thế nào?
Mức độ tác động tích cực của đọc sách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và kỹ năng của người đọc. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đọc sách như đặc tính của từng người (lứa tuổi, sở thích, nhu cầu thực tế và trình độ), hoàn cảnh đọc sách (không gian, thời gian, tác động từ người khác). Đọc sách cần chọn lọc và cần kỹ năng tùy theo nhu cầu.
Tại sao đọc sách cần phải chọn lọc?
+ Vì số sách rất lớn và chúng ta không có nhiều thời gian để đọc. Theo dữ liệu của Google, vào năm 2010, trên toàn thế giới có khoảng 130 triệu sách khác nhau. Và mỗi năm trên thế giới có hơn 2 triệu sách mới được xuất bản. Thông thường, mỗi người đọc sách ở mức độ trung bình là 12 sách/năm, người đọc ở mức cao hơn là 50 sách/năm, và nhiều lắm là 80 sách/năm. Vậy mỗi đời người có thể đọc từ 750 đến 5000 quyển sách, (nếu tính bắt đọc đọc sách từ 7 tuổi và sống đến 70 tuổi). Ta thấy rằng, mỗi người dù có đam mê đọc sách đến đâu thì cũng không thể đọc hết tất cả số sách đang có. Ta buộc phải đọc một cách chọn lọc.
+ Vì mỗi sách thường hướng đến đối tượng người đọc khác nhau với mục đích khác nhau. Trẻ em thường rất tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh nên thường cần đọc các sách phiêu lưu kỳ thú và huyền bí. Ở Việt Nam sách hấp dẫn dành cho trẻ con, vị thành niên như Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Ở Mỹ thì sách Alice’s Adventure in Wonderland rất phổ biến với trẻ em. Ở Pháp thì người nào cũng biết đến sách Le Petit Prince của Antoine de Saint-Exupéry. Với người trưởng thành thì có rất nhiều sách khác nhau, khó có thể nói chính xác sách nào là đặc trưng nhất hay phổ biến nhất. Nhưng nếu xem các sách bán trong Nhà Sách thì có thể kể đến các loại tiểu thuyết về chiến tranh (Trăm năm cô đơn, chiến tranh và hòa bình, Tam quốc diễn nghĩa), tình cảm, tâm lý, triết học, viễn tưởng…bên cạnh các sách chuyên ngành. Một số tạp chí thường khảo sát những sách phổ biến mà có thể dễ dàng tìm thấy trên internet. Ví dụ sách của Shakespeare, Goethe, Kafka hay Tolstoi thì thường không phải để lấy dữ liệu mà để cảm nhận và suy nghĩ hơn. Sách của Roanne Rowling thì thường để cảm tưởng. Sách của Lão Tử, Plato, Nietzche, Spinoza, Kant hay Stuart Mill thì để suy ngẫm. Nếu là nhu cầu cập nhật, nâng cao chuyên môn thì có thể dọc các sách chuyên khảo theo từng lĩnh vực ngành nghề hay chủ đề Luật, Kinh tế, Y dược, Khoa học, Lịch sử…Sinh viên hay học sinh thì thường đọc các sách giáo khoa, sách tham khảo để giải bài tập.
Vậy chọn sách đọc như thế nào?
+ Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của mỗi người mà chọn sách khác nhau. Trẻ con đọc sách để khám phá thế giới, để hình thành thói quen đọc sách và để hình thành sở thích đọc, để học và để phát triển cá nhân. Người đi làm đọc sách để giải trí, để cập nhật kiến thức chuyên môn, để tiếp nhận thông tin về xã hội. Người già đọc sách để giải trí. Tất nhiên, chúng ta dù ở lứa tuổi nào cũng có một số nhu cầu đọc giống nhau nên sự phân biệt cũng chỉ có tính tương đối mà thôi. Do đó nên chọn các sách có nội dung phù hợp và đủ chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Chọn sách theo chất lượng. Theo phép thử thời gian. Tính phổ biến. Uy tín của tác giả. Và theo đánh giá của các cá nhân/tổ chức có uy tín.
+ Đọc theo cảm nhận riêng. Trường hợp này thường đọc thử, đọc lướt qua, đọc phần mở đầu và kết thúc và nếu thích thì chọn đọc. Lựa chọn theo trường hợp này tùy thuộc vào mỗi người.
Ngoài ra, chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn nếu như có thể đọc được ngoại ngữ.
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách là quá trình nhận biết thông tin/dữ liệu qua ký hiệu (vd ký tự, từ ngữ, tranh) được sắp xếp theo một trật tự nhất định có thể hiểu được. Đọc có thể tạm phân ra ba mức độ nhận biết/hiểu:
1. Đọc cơ bản để biết các thông tin nêu rõ trong tài liệu, đọc nâng cao để suy luận ra ý nghĩa từ nội dung tài liệu, và đọc với óc phân tích để phân tích, tổng hợp và áp dụng kiến thức từ tài liệu. Đọc cơ bản để trả lời các câu hỏi như ai, cái gì, khi nào, ở đâu.
2. Đọc ở mức trung bình cao để trả lời câu hỏi tại sao, như thế nào.
3. Đọc với óc phân tích để trả lời các câu hỏi về nguyên nhân và hệ quả của sự vật hiện tượng, và ai nên làm gì và làm như thế nào, cái gì nên như thế nào.
Như vậy, tùy theo nhu cầu mà người đọc hướng đến thì kỹ thuật đọc cũng khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Warren Buffet thường đọc các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp mà Ông đầu tư, và Ông thường chỉ chú ý đến thông tin và dữ liệu. Trong các bài thi/kiểm tra đọc hiểu Tiếng Anh như TOEIC, IELTS hay TOEFL ibt hay của Cambridge các câu hỏi cũng phân ra mức độ: (1) nhận ra ý chính của bài viết, đoạn văn; (2) nhận ra thông tin/dữ liệu nêu trong bài viết; (3) suy luận ý nghĩa của đoạn bài viết và (4) là nhận ra quan hệ nhân quả của sự vật/hiện tượng từ bài viết.
Lê Quốc Chơn