Tin tức
Làm R&D trong công nghiệp Hóa Học
Viết bởi: Lê Quốc Chơn, 27 05 2023
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thường vận hành các nhà máy sử dụng dây chuyền công nghệ nào đó. Như nhà máy lọc dầu, chế biến khí, sản xuất hạt nhựa, sản xuất xăm lốp cao su, sản xuất phân bón, sắt thép, khai thác và chế biến khoán sản. Ở Việt Nam có nhiều nhà máy như vậy. Ví dụ Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dung Quất, Long Sơn, các nhà máy điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau, các nhà máy phân bón thuộc tập doàn công nghiệp Hóa Chất Việt Nam, các doanh nghiệp khai thác khoán sản thuộc tập đoàn Than và Khoán Sản Việt Nam (như khai thác Than, Bauxite), các nhà máy chế biến khí (như Dinh Cố).
Tất cả các doanh nghiệp này và tương tự như vậy đều cần kỹ sư và nhà khoa học để hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định liên quan đến kỹ thuật, như đầu tư dây chuyền công nghệ mới, đầu tư cải tiến công nghệ, đầu tư công nghệ để ngăn chặn sự cố (tai nạn, môi trường...), đầu tư phát triển sản phẩm mới để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể công việc sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, nhưng có thể chia ra vài loại việc như sau:
(1) Nghiên cứu tối ưu công nghệ và vận hành: trong phạm vi này các nhà nghiên cứu và kỹ sư sẽ tìm kiếm các giải pháp tối ưu vận hành để giảm chi phí nhưng không giảm chất lượng sản phẩm. Ví dụ giảm bớt sử dụng năng lượng, hóa chất, nước thải, tăng công suất của nhà máy.
(2) Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: trong lĩnh vực này các nhà nghiên cứu tìm cách tạo ra sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện có, hay mở rộng thị trường (tìm khách hàng mới trong cùng lĩnh vực hay liên quan).
(3) Nghiên cứu phát triển công nghệ: đây là lĩnh vực nghiên cứu dài hạn, thường dành cho các công ty có nhiều tiền để đầu tư. Công nghệ tạo ra có thể sử dụng riêng cho doanh nghiệp hay bán lại, chuyển giao cho thuê.
Tất cả các doanh nghiệp này và tương tự như vậy đều cần kỹ sư và nhà khoa học để hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định liên quan đến kỹ thuật, như đầu tư dây chuyền công nghệ mới, đầu tư cải tiến công nghệ, đầu tư công nghệ để ngăn chặn sự cố (tai nạn, môi trường...), đầu tư phát triển sản phẩm mới để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể công việc sẽ tùy thuộc vào doanh nghiệp, nhưng có thể chia ra vài loại việc như sau:
(1) Nghiên cứu tối ưu công nghệ và vận hành: trong phạm vi này các nhà nghiên cứu và kỹ sư sẽ tìm kiếm các giải pháp tối ưu vận hành để giảm chi phí nhưng không giảm chất lượng sản phẩm. Ví dụ giảm bớt sử dụng năng lượng, hóa chất, nước thải, tăng công suất của nhà máy.
(2) Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: trong lĩnh vực này các nhà nghiên cứu tìm cách tạo ra sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện có, hay mở rộng thị trường (tìm khách hàng mới trong cùng lĩnh vực hay liên quan).
(3) Nghiên cứu phát triển công nghệ: đây là lĩnh vực nghiên cứu dài hạn, thường dành cho các công ty có nhiều tiền để đầu tư. Công nghệ tạo ra có thể sử dụng riêng cho doanh nghiệp hay bán lại, chuyển giao cho thuê.
Có thể bạn quan tâm
11 06 2023 Xem thêm
Feynman wrote a letter to his former student explaining what problems worth solving: The worthwhile...
16 03 2023 Xem thêm
Cần phải xác định đúng vấn đề và tìm một team phù hợp.
04 01 2023 Xem thêm
Lấy tổng tài sản (đã trừ nợ, trừ thuế) chia cho tổng số cổ phiếu.
28 12 2022 Xem thêm
Đồng tiền từ mồ hôi nước mắt của bạn nên phải cẩn trọng trước khi đầu tư. Phải xem xét lịch sử kinh...