Giá trị của kinh nghiệm
Kinh nghiệm dược xem như một kênh để học tập kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là know-how, procedural knowledge, empirical knowledge. Quá trình học diễn ra như on-the-job training. Điều này khác với propositional knowledge, book-learning.
Kinh nghiệm được đánh giá như khả năng làm việc (competence), tuy nhiên nó chưa đủ để tạo nên một sự hoàn chỉnh trong tích lũy kiến thức kỹ năng. Do đó, học luôn cần sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tỉ lệ thành phần tùy thuộc vào lĩnh vực.
Có thật nhiều kinh nghiệm (extensive experience) và nhất là các kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực làm việc (domain-specific experience) là điều kiện cần thiết để đạt đến đỉnh cao của chuyên môn (superior performance of expert) (ref Cambridge handbook of expertise, page 688-689).
Nhưng kinh nghiệm là gì?
Kinh nghiệm là sự tham gia trực tiếp vào (involvement), hay tiếp xúc (exposure) với các sự vật, hiện tượng, công việc, vấn đề, người, hoàn cảnh nào đó. Kinh nghiệm hay trải nghiệm có thể phân loại theo physical, mental, emotional, spiritual, social, vicarious or virtual.
Người có kinh nghiệm tức là tiếp xúc hay tham gia vào công việc, hoàn cảnh mà ở đó họ gặp gỡ trao đổi làm việc chung với các cá nhân khác, tiếp xúc với máy móc công nghệ, tiếp xúc với quy trình làm việc, tiếp xúc với vấn đề cần giải quyết liên quan công việc, với sản phẩm, tham gia vào các khóa đào tạo, các buổi nói chuyện hội thảo, cuộc họp, các va chạm trong công việc, các cuộc nói chuyện phím, các khó khăn, các cảm giác vui buồn khó chịu, áp lực, suy nghĩ, thay đổi tâm sinh lý trong thời gian dài và để lại các dấu ấn sâu trong trí não. Thời gian trải nghiệm càng dài, trải nghiệm càng phong phú thì càng giúp cá nhân thu nạp được nhiều kiến thức, kỹ năng và tầm nhìn, hình thành nên thói quen trong suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, và tư duy. Trong quá trình này, ngoài tích lũy vốn con người (human capital), họ còn tích lũy vốn xã hội (social capital), vốn tài chính hay tài sản (financial capital), các thành tựu trong công việc (accomplishment). Chính các điều này làm thay đổi rất nhiều con người, sự tự tin, ổn định tâm sinh lý, sự vui vẻ…năng lực con người nói chung.
Tuy nhiên chất và lượng năng lực đạt được qua trải nghiệm phụ thuộc vào cá nhân vì các yếu tố như động cơ, niềm vui trong trải nghiệm, mức độ chủ động học hỏi, tham gia vào công việc, nói cách khác là sự đầu tư thời gian, cố gắng trong trải nghiệm khác nhau của mỗi người làm cho giá trị trải nghiệm đó khác nhau.
Tại sao kinh nghiệm giúp người ta phát triển tốt hay có giá trị cao?
Chính các giá trị trải nghiệm góp phần làm cho con người trưởng thành và tự tin hơn về bản thân, tăng cơ hội phát triển nên các chươn g trình đào tạo chất lượng luôn xen kẻ các trải nghiệm vào đào tạo lý thuyết như MBA, engineering, PhD, master international, internship, engage in real life project to solve real-life problems, travel and field trip.
Nhưng sự tiến bộ của cá nhân nhờ vào trải nghiệm thực tế xảy ra theo cơ chế nào?
Theo nhiều con đường khác nhau.
Thứ nhất cho họ cơ hội cọ sát các vấn đề thực tế của cuộc sống và yêu cầu họ sử dụng các kiến thức đã học được ở trường lớp. Quá trình chọn lọc kiến thức kỹ năng để áp dụng đúng vào giải quyết thành công vấn đề hiện hữu giúp người học trải qua chu trình chọn lọc, truy suất, đánh giá kiến thức kỹ năng đã học và phương pháp ứng dụng phù hợp với môi trường. Nói cách khác, trải nghiệm giúp họ thể hiện khả năng thích nghi với môi trường. Trong suốt quá trình thích nghi, người học trải qua các giai đoạn hoàn chỉnh kiến thức, đánh giá đúng bản thân hơn, điều chỉnh cái nhìn, chủ động học thêm.
Khi đối diện với vấn đề thực tế phức tạp hơn so với các vấn đề mô phỏng lại, gần giống thực tế trong môi trường học đường khiến người học thấy rõ tính phức tạp của vấn đề, phải vắt óc suy nghĩ, phải thảo luận, khi đó họ phải vừa trộn lẫn kiến thức kỹ năng phân tích với yếu tố tình cảm, tâm lý khiến cho kiến thức ngày càng sâu hơn, kỹ năng được thuần thục hơn.
Trải nghiệm giúp người học chìm vào môi trường thực tế, nơi những người đồng nghiệp khác trăn trở, suy nghĩ và làm mỗi ngày giúp người học cọ sát trong thời gian dài sử dụng mọi thứ nguồn lực chủ quan, xã hội mà họ tiếp cận được.
Các thành tựu đạt được trong trải nghiệm là tín hiệu ghi nhận sự thành đạt của họ, ghi nhận trình độ của họ, là bằng chứng cho họ thấy sự trưởng thành. Điều này giúp họ tự tin hơn, ham học để tiến bộ hơn, để giải quyết vấn đề khó hơn.
Tiếp xúc và làm việc với đồng nghiệp giúp họ hiểu hơn cấu trúc xã hội, tích lũy vốn xã hội, tìm được cộng đồng ở đó họ có thể san sẻ các kiến thức, kỹ năng, mối quan tâm. Điều này thuận lợi cho họ phát triển ở hiện tại và lâu dài nhờ vốn xã hội. Họ cũng học thêm các kiến thức kỹ năng trực tiếp từ đồng nghiệp. Nếu các đồng nghiệp này là chuyên gia trong lĩnh vực thì người học thật sự rất may mắn nhờ chính những đồng nghiệp dạy, hỗ trợ phát triển và một cách gián tiếp thông qua mạng lưới xã hội của các đồng nghiệp.
Trải nghiệm tạo ra sự khác biệt (distinctive assets) cho người trải nghiệm bởi chúng trang bị các INPUT giá trị giúp trang bị cho người trải nghiệm những điều khó đạt được từ đọc sách, tưởng tượng hay học lý thuyết.
Trải nghiệm như một hình thức whole body learning, huy động mọi nguồn lực của cơ thể, mọi giác quan để thực hiện công việc trong thời gian dài.
Tóm lại trải nghiệm giá trị vì cho người học (1) tích lũy vốn con người, (2) tích lũy vốn xã hội, (3) phát triển toàn diện nhờ huy động nguồn lực toàn bản thân để phát triển. Các yếu tố quan trọng trong môi trường trải nghiệm là lĩnh vực hoạt động, con người, điều kiện cơ sở vật chất, quy trình làm việc, mạng lưới xã hội, tính cộng đồng.
Nhược điểm của trải nghiệm
- Trải nghiệm đơn giản, lặp lại lâu dài làm cho bản thân chai lì, tầm nhìn hạn hẹp
- Đồng nghiệp không giỏi mang lại ít cơ hội học hỏi, cơ hội phát triển thấp
- Cơ sở vật chất lạc hậu không giúp phát triển kỹ năng và kiến thức
- Mạng lưới xã hội không mạnh và ít giá trị, mang lại ít cơ hội phát triển