Nguồn gốc của Ý tưởng?
Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng suy nghĩ hay khả năng sáng tạo được nhắc đến nhiều như những mục tiêu tối quan trọng trong giáo dục và đào tạo. Và cũng là những kỹ năng được yêu cầu nhiều ở nơi làm việc. Vậy cơ chế nào tạo nên những khả năng hay kỹ năng kỳ diệu đó?
Người viết cho rằng tồn tại một web of knowledge bên trong não và web này liên tục thay đổi, phát triển khi được tiếp nhận thông tin, trải nghiệm, kỹ năng và kiến thức mới cộng phới suy nghĩ (reflection). Sự thay đổi web diễn ra liên tục cho đến một thời điểm chúng ta nhìn thấy sự liên hệ giữa các dữ kiện đủ cho ta đưa ra suy luận hay phán đoán, kết luận, giải pháp, cách làm mới. Kết quả này gọi là ý tưởng mới và chúng được khẳng định phủ định hay cần phải điều chỉnh tùy thuộc vào thông tin kiểm nghiệm trong thực tế sau đó. Và kết quả kiểm nghiệm thực tế cũng là nguyên liệu góp phần làm thay đổi web trước đó; hoặc là khẳng định nó, nâng cao tính đúng đắn của nó hoặc là phủ định nó hay yêu cầu điều chỉnh nó. Quá trình này có thể được biểu diễn dưới dạng một chu kỳ như tóm tắt bên dưới.
Từ diagram chúng ta có thể thấy, để tạo ra new Insights thì bước đầu tiên là tích lũy đủ Input chất lượng. Bước tiếp theo là xử lí thông tin theo một cách hay quy trình tối ưu nào đó để tạo nên new insights. Và bước cuối cùng là kiểm tra New Insights này để đưa đến kết luận về tính đúng đắn của chúng.
Nói cách khác, có hai điều kiện để tạo ra New Insights: Thứ nhất là điều kiện cần, phải có Input tốt nhất và đủ nhất, tức cả chất và lượng của Input. Thứ hai là điều kiện đủ, sự xử lí thông tin tối ưu nhất để đưa ra New Insights tốt nhất và chúng ta chỉ biết tốt nhất khi trải qua giai đoạn thử nghiệm (practical implement). Điều tất cả chúng ta có thể làm là tích lũy đủ lượng và chất của Input. Sau đó xây dựng quy trình xử lí tối ưu và kiểm tra kết quả.
Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, Bruce Henderson, người sáng lập ra công ty Boston Consulting Group danh tiếng, nói rằng để phát triển chiếc lược kinh doanh thì đầu tiên cần có hiểu biết cặn kẽ về môi trường kinh doanh. Điều này chứng tỏ yêu cầu Input là vô cùng quan trọng, để từ đó kiểm tra, phân tích tìm hiểu mối quan hệ động của nguồn kiến thức input này. Sau đó sử dụng tưởng tượng và logic để đưa ra quyết định tốt nhất trong bước Process. Bước tiếp trong quy trình phát triển chiến lược là đưa ra dự đoán sử dụng imagination and logic dựa trên hai bước trước đó Input và Process. Cuối cùng là thực hiện chiến lược thông qua kế hoạch thực hiện (action plan, implementation).
Trong khoa học ra quyết định (decision making) cũng cho rằng người hay nhóm người ra quyết định cần dựa vào nguồn Input là tacit knowledge và explicit knowledge. Một trong những ví dụ gần gũi là quá trình ra quyết định trong khám chữa bệnh của bác sĩ. Bước đầu tiên trong quy trình chữa bệnh là bác sĩ sẽ thu thập các Input cần thiết từ phỏng vấn, trò chuyện với người bệnh và dựa vào thông tin xét nghiệm (máu, nước tiểu, phân…), thông số (nhiệt độ, huyết áp…) và các hình ảnh y học (X-quang, MRI, Siêu âm…). Tiếp theo là kết hợp với kiến thức có sẵn, kinh nghiệm có sẵn phân tích các thông tin Input này và đưa ra chẩn đoán cuối cùng (là bệnh gì, nguyên nhân gì…) và thiết lập cách điều trị (treatment plan). Nếu cách trị liệu không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét lại quá trình chẩn đoán và có thể thu thập thêm input khác như xét nghiệm thêm, kỹ hơn hay làm các đo đạc y học khác để cung cấp thêm input nhằm đưa ra chẩn đoán đúng nhất. Quá trình này diễn ra theo chu kỳ feedback nêu ở diagram bên trên.
Trong phát triển kinh doanh (business development) và trong đầu tư, các nhà kinh doanh hay đầu tư cũng đi tìm Input từ thị trường hay trong các báo cáo, từ các tài liệu liên quan để làm cơ sở cho các phân tích sâu. Đây cũng chính là lời khuyên của tỉ phú Warren Buffett trong đầu tư tài chính.
Trong lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc hay design, người ta cũng phải tiến hành các bước tương tự - thu thập thông tin Input. Chính Leonardo da Vinci khẳng định rằng sự quan sát các sự vật hiện tượng tự nhiên sẽ giúp ích rất lớn đến việc thực hiện công trình nghệ thuật hay kỹ thuật.
Trong khoa học giải quyết vấn đề (problem solving) thì quá trình phân tích vấn đề (problem analysis) là tiền đề để tạo ra nguồn thông tin quan trọng sử dụng trong việc ra quyết định (decision making). Einstein từ trả lời trong một phỏng vấn rằng ông sẽ dành đa phần thời gian để tìm hiểu vấn đề và một phần rất nhỏ thời gian để giải quyết vấn đề.
Trong lĩnh vực strategic thinking, vị tướng của Pháp tên André Beaufre cho rằng nhà chiến lược gia phải có cả khả năng phân tích và tổng hợp. Khả năng phân tích để làm nền tảng thu thập thông tin Input mà dựa vào đó đưa ra các chẩn đoán hay dự đoán. Kỹ năng tổng hợp (synthesis) để đưa ra dự đoán là cách gọi khác của quá trình Process nên trong diagram bên trên.
Trong lĩnh vực nghiên cứu định hướng tương lai (future studies, strategy forsight hay corporate foresight) người ta sử dụng tất cả các Input quan trọng để dưa ra các dự đoán (forecast hay prediction).
Khi nghiên cứu về sự sáng tạo (creativity), nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng này trải qua 4 giai đoạn mà giai đoạn đầu tiên là tích lũy kiến thức và kỹ năng – gọi là giai đoạn chuẩn bị.
Họa sĩ danh tiếng người Anh Joshua Reynolds từng nói rằng "invention, strictly speaking, is little more than a new combination of those images which have been previously gathered and deposited in the memory." Tức là nguyên liệu ban đầu phải có trong trí nhớ trước khi não tìm ra hay tạo ra sự kết hợp mới (new combination) – các phát minh.
Tất cả các ví dụ trên, và có thể nêu ra hàng loạt các ví dụ khác, đều cho thấy tầm quan trọng không thể thay thế của nguồn thông tin Input – tiền đề cho các ý tưởng, quyết định hay giải pháp.