Về dạy nói Tiếng Anh
Con người có một cơ thể mà cơ thể này được trang bị hai hệ thống: hệ thống tiếp nhận và xử lý âm thanh ngôn ngữ nói và hệ thống tạo ra âm thanh tiếng nói (phát ra tiếng nói). Vậy học nói Tiếng Anh có hai trường hợp sau:
Với người học đã biết nội dung, đã có ý tưởng và khái niệm, khi họ học nói tức chỉ muốn học công cụ ngôn ngữ nói tức là cách phát ra âm thanh có nghĩa. Trong trường hợp này cần giúp họ sử dụng được công cụ phát ra âm thanh có nghĩa. Bao gồm phát âm đơn (word), cụm và câu (phrases and sentences), đoạn văn (paragraph) và bài diễn văn (speech, talk, tell a story), đối thoại (dialogue, conversation, discussion, argument). Trong đó, diễn văn là một chiều (chỉ nói), đối thoại là hai chiều gồm nói, nghe và phản xạ. Vậy với người học loại này phải học 3 phần: phát âm từ, cụm từ và câu. Sau đó học cách đối thoại, thảo luận và tranh luận. Tiếp theo là học thực hiện diễn văn (bài nói, trình bày báo cáo). Ở đây có một khó khăn là việc chuyển ngữ từ ngôn ngữ đã biết (biết nội dung qua ngôn ngữ mẹ đẻ) sang thể hiện cùng nội dung đó bằng Tiếng Anh. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào và học cách gì là hiệu quả nhất? Cách tốt nhất là luyện tập đủ nhiều gần như thực tế nhất (real-life situation) để hình thành nên thói quen, hay đúng hơn là hình thành cơ chế tự động (automatic behavior) từ tiếp nhận, rồi xử lí âm thanh nói cho đến phản xạ (trong đối thoại).
Với người học chưa có (hay thiếu) ý tưởng (idea), khái niệm (concept) và nội dung (content) thì khi cần học nói họ phải vừa học nội dung (content) vừa phải học kỹ thuật nói (phát ra âm thanh có nghĩa tức người khác hiểu được). Với người học loại này cần phải học thêm phần nội dung (content) so với đối tượng trên (đã biết nội dung). Và người học loại này có thể hiểu trực tiếp nội dung mới bằng Tiếng Anh mà không cần thông qua tiếng mẹ đẻ. Vì trong tiếng mẹ đẻ người học cũng chưa biết đến nội dung mới này diễn đạt ra sao. Do đó họ có thể học tất cả các khái niệm, ý tưởng, tên gọi được diễn đạt theo Tiếng Anh và vì vậy trong quá trình xử lí âm thanh nói trong não bỏ qua (by pass) bước chuyển ngữ từ Tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh. Nhờ vậy tốc độ xử lí âm và phản xạ sẽ nhanh hơn so với trường hợp trên. Nhược điểm là người học sẽ bị thiếu hụt ngôn ngữ mẹ đẻ để diễn tả các nội dung tương tự. Cần bù đắp bằng cách học tương tự với Tiếng Mẹ đẻ mọi nội dung, khái niệm, tên gọi.
Trước khi bàn chi tiết phương pháp dạy Nói Tiếng Anh, chúng ta điểm qua một số đặc trưng của quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng hiểu tiếng nói và kỹ năng nói thành âm và câu từ có nghĩa.
Trẻ em bắt đầu nghe trong bụng mẹ từ 6-7 tháng. Bé nói chữ đầu tiên ở lứa tuổi 12 đến 18 tháng. Vậy có thể nói bé đã nghe âm thanh tiếng nói dưới dạng giao tiếp (conversation, show and explanation) bởi ba mẹ, người chăm trẻ trong suốt hơn 18 tháng trước khi bắt đầu nói. Ở thời điểm này, trẻ đã có thể hiểu được những đối thoại cơ bản. Có nghĩa là trẻ đã nhận ra, phân biệt và hiểu được âm thanh trong tiếng nói. Điều này chứng tỏ trẻ đã phát triển khả năng tiếp nhận, xử lý âm và liên hệ được nghĩa của tiếng nói. Ở cuối giai đoạn này trẻ có thể nói được các âm và cụm từ đơn giản. Và sự hiểu âm phát triển trước khi nói được. Vậy trình tự diễn ra là nghe, hiểu âm và sau cùng là nói.
Do đó, muốn học nói Tiếng Anh cần phải học nghe trước. Nhưng phải nghe đoạn thoại, đọc to đoạn thoại, nghe trực tiếp từ người khác, đối thoại trực tiếp với người khác, nhìn thấy cử chỉ, nét mặt, miệng, và hình ảnh liên quan thể hiện ý nghĩa của tiếng nói. Khi nghe cần phải kết hợp với nhìn thấy vật, hành vi hay thực hiện hành động để tạo sự liên hệ âm và nghĩa. Và phải học song song nghe với phát âm. Và học nói theo mẫu. Học phản xạ nhanh (theo tình huống). Nghe kết hợp nói là để luyện tập hệ tương tác não với các cơ để tạo âm thanh chuẩn xác. Luyện tập này giúp tạo bộ nhớ như “motor memory” phát âm. Đồng thời cải thiện khả năng truy xuất kết nối trong não tạo âm như mong muốn.
Sau đó, học nâng cao từ vựng để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau (theo yêu cầu của người học). Cách học từ vựng trong các context, qua đọc các bài, sách hay liên quan và thực tế, có ý nghĩa. Học từ mới chỉ hiệu quả khi các từ mới được sử dụng qua nói và viết, nếu không từ mới sẽ mất dần hay chìm vào quên lãng. Và cần phải học nâng cao ngữ pháp để xây dựng câu nói phức tạp hơn để diễn tả các ý muốn phức tạp, trừu tượng, logic hơn, thuyết phục hơn (hay để đạt mục đích giao tiếp nào đó).
Cần chú ý đến sự khác nhau giữa hai đối tượng người học. Đối tượng thứ nhất chỉ cần học cách sử dụng ngôn ngữ (language use) như công cụ giao tiếp với nội dung đã có trước. Đối tượng thứ hai vừa phải học nội dung (content) và vừa phải học công cụ ngôn ngữ. Như vậy, khả năng là đối tượng thứ hai sẽ cần nhiều thời gian hơn ở giai đoạn đầu để học hiểu vừa nội dung vừa dùng được ngôn ngữ.