Tin giáo dục

Cha mẹ truyền lại gì cho con?

Viết bởi: Lê Quốc Chơn, 10 08 2020 Tin giáo dục

Ở Việt Nam, cha mẹ thường truyền lại cho con tài sản vật chất (kế thừa), một số ít là truyền nghề (nghề gia truyền như thợ rèn), đa số cũng tận dụng được vốn xã hội – mối quan hệ xã hội để tìm việc, để tìm sự giúp đỡ này nọ. Một số rất ít là truyền lại hệ thống doanh nghiệp (business system).
 

Cha mẹ có tài sản vật chất lớn sẽ tạo nền tảng tốt cho con cái phát triển. Tiền bạc mang đến nhiều cơ hội như sống trong môi trường an toàn hơn, được tiếp cận cơ hội học tập và rèn luyện giá trị, giúp phát triển vốn con người – như tập trung thời gian dài vào phát triển chuyên môn mà không phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền, điều này tạo nên giá trị cạnh tranh lâu dài về sau. Tài sản nhiều cũng giúp con cái có điểm tựa để thực hiện các dự án cá nhân như khởi nghiệp, đầu tư và tích lũy thêm tài sản. Con cái được kế thừa tài sản giống như đang đứng trên lò xo sẵn sàng bung ra. Những gia đình mà không có tài sản, con cái không có gì để kế thừa thì giống như đang đứng dưới cái hố, có những cái hố sâu mà nhảy cả đời cũng không lên khỏi mặt đất.
 

Nhưng tài sản không tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm, tầm nhìn, uy tín, sự cố gắng hay vốn xã hội của cha mẹ.
 

Về kế thừa vốn xã hội – mối quan hệ xã hội mà cha mẹ có. Vốn xã hội giá trị khi nó tạo ra cơ hội phát triển vốn con người, tích lũy tài sản, tiếp cận nguồn lực tạo thế mạnh cạnh tranh như việc làm, sự nghiệp. Đa số các vốn xã hội của gia đình là quan hệ họ hàng để thăm hỏi nhau và dường như chỉ dừng lại đó – thiên về tình cảm. Vì vậy có thể nói gia đình nào cũng có vốn xã hội nhưng đa số ít giá trị.
 

Truyền nghề và hệ thống doanh nghiệp yêu cầu cha mẹ và con cháu phải có chung chí hướng hoặc lựa chọn đi chung con đường. Con cháu chọn kế thừa cha mẹ, tận dụng các lợi thế tích lũy được từ cha mẹ và tiếp tục xây dựng trên nền tảng đó.
 

Truyền nghề thật sự giá trị khi nghề đó có giá trị cao trong xã hội tương lai. Nghề đó có thể tốt trong thời đại của cha mẹ nhưng chưa chắc tiềm năng trong thế hệ của con cháu. Nhiều nghề gia truyền ở Việt Nam bị thất truyền là vậy, con cháu không lựa chọn kế thừa và hành nghề. Thực tế, muốn thừa kế và hành nghề được bền vững thì người kế thừa phải học hỏi và phát triển, cập nhật kiến thức và kỹ năng để thích nghi với xu hướng xã hội. Nếu chỉ giữ khư khư nắm giữ nghề gia truyền một cách thụ động – đứng im thì sẽ khó tồn tại lâu để phát triển.
 

Kế thừa hệ thống doanh nghiệp cũng có điểm chung với kế thừa nghề gia truyền là cha mẹ và con cháu cùng chí hướng. Con cháu tiếp tục sự nghiệp gầy dựng bởi ba mẹ. Tôi cho rằng đây là cách truyền tải thế mạnh từ cha mẹ đến con cháu tốt nhất. Bởi hệ thống doanh nghiệp có chỗ đứng sâu trong hệ thống xã hội, giống như cây có rễ chằng chịt cắm sâu vào đất, nên độ vững bền cao. Hơn nữa, hệ thống doanh nghiệp có điều kiện tích tụ cả tài sản, kiến thức và kỹ năng, quy trình, vốn xã hội, quyền lực – sức ảnh hưởng, và sự thích nghi cao. Doanh nghiệp như một cơ thể sống, vận động và thích nghi với xã hội cao, nó có khả năng học và tích lũy kiến thức kỹ năng (learning organization), gắn với quỳ trình thực tế, xây dựng hình ảnh riêng (gọi là brand trong kinh doanh). Do đó, con cháu nếu có cơ hội thừa kế doanh nghiệp từ cha mẹ sẽ có THẾ MẠNH CẠNH TRANH LỚN so với các cá nhân khác trong xã hội, có nhiều điều kiện để học, rèn luyện và phát triển. Hệ thống doanh nghiệp là nơi có khả năng hội tụ được tất cả các giá trị mà cha mẹ muốn truyền lại cho con cháu – niềm tin, tầm nhìn, sự cố gắng, uy tín, tài sản và nhiều thứ khác.

Có thể bạn quan tâm
12 02 2019 Xem thêm
TP. Đà Nẵng miễn thi ngoại ngữ trong tuyển sinh lớp 10 cho học sinh có chứng chỉ quốc tế
Ngày 27 tháng 12 năm 2018 Sở giáo dục TP. Đà Nẵng công bố quyết định rằng hững học sinh THCS nào có...
12 02 2019 Xem thêm
Điểm chuẩn vào lớp 10 - TP. Đà Nẵng năm 2018
Năm 2018, tổng số học sinh được tuyển vào các trường THPT là 9964. Trường THPT Phan Châu Trinh lấy...
22 12 2018 Xem thêm
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bộ Đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bộ Đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019
15 08 2018 Xem thêm
Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản trong giáo dục đại học
Theo TTXVN, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 104 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2018....
15 08 2018 Xem thêm
Giới thiệu đại biểu ngắn gọn, không để trẻ đợi lâu ngày khai giảng
Đối với giáo dục mầm non: cần trang trí khán đài sân khấu sinh động; chuẩn bị đủ điều kiện mới tập...
14 03 2018 Xem thêm
Đời người chỉ gói gọn trong 10 điều tưởng chừng đơn giản này, nhưng phải hiểu hết bạn mới được thảnh thơi
Cuộc sống giống như một ly trà, bất luận đầy hay vơi, nóng hay lạnh, nồng hay nhạt, cũng đều có dư...