Tin tức

Cách học từ vựng mới trong Tiếng Anh

Viết bởi: Le Quốc Chơn, 22 01 2020

Khi học Tiếng Anh, hiểu và biết dùng từ là điều kiện cần để đạt đến trình độ cao và đạt khả năng diễn đạt suy nghĩ một cách dễ dàng lên giấy. Ước tính có khoảng trên dưới 500 nghìn từ trong Tiếng Anh. Và để đạt được trình độ cần thiết thì người dùng cần thuần thục ít nhất 50 đến 100 nghìn từ (tức chỉ đạt 10 đến 20% vốn từ có trong tiếng anh).
 

Có nhiều cách học từ mới, nhưng cách học tốt nhất nói và viết sử dụng từ mới đó. Việc sử dụng từ hay cụm từ vào câu nói và câu viết cần dựa theo quy luật của người bản ngữ, các nhà văn, thơ, nhà báo….Người học từ mới cũng nên chú ý đến cụm từ sử dụng hay đi kèm như trong collocation và idiom để sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh và mang tính tự nhiên.
 

Có hai loại từ vựng: từ vựng tiếp nhận thụ động (receptive vocabulary) và chủ động (active vocabulary hay productive). Từ vựng thụ động tức là vốn từ người học hiểu khi nhìn thấy (đọc) hay nghe thấy nhưng chưa tự nghĩ ra và đưa vào sử dụng khi cần trong lúc nói hay viết. Vốn từ chủ động là những từ mà người học hiểu được khi đọc và nghe, và đưa vào sử dụng để nói và viết khi cần ngay tức khắc (đạt đến sự tự động: automatic).
 

Như một quy luật, chúng ta luôn có vốn từ vựng thụ động nhiều hơn từ vựng chủ động. Barner & Noble cho rằng mỗi người thường chỉ sử dụng 2000 từ trong khi đó trung bình chúng ta biết đến 10000 từ. Mục đích học từ vựng cuối cùng là để nâng cao cả hai loại từ vựng, đồng thời đưa tỉ số giữa vốn từ chủ động/vốn từ thụ động đạt đến 1.
 

Các bước học từ mới như sau:
 

  1. Phát âm đúng từ mới và viết đúng chính tả từ (pronunciation and spelling). Tốt nhất nên học phát âm từ riêng biệt và tập phát âm cả câu có sử dụng từ mới cần học.
  2. Hiểu nghĩa của từ (bao gồm nghĩa cơ bản và nghĩa ám chỉ (connotation) tùy vào ngữ cảnh). Nghĩa của từ có thể hiểu theo từ khác đã biết trước, hay dựa vào hình ảnh, vật hay hiện tượng thật, hay ngữ cảnh văn chương.
  3. Hiểu cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh khác nhau đặt biệt trong cách viết câu hay câu nói (language use). Xem các ví dụ câu có sử dụng từ vựng đã đã được chấp nhận (trích trong từ điển, sách báo).
  4. Phân biệt loại từ (part of speech) và các từ trong cùng gia đình (family words). Cấu tạo từ (word formation): suffix, prefix, conversion và compound.
  5. Người học Viết câu có sử dụng từ/cụm từ mới.  
  6. Người học Nói câu có sử dụng từ/cụm từ mới.
  7. Lặp lại bước 5 và 6 nhiều lần sẽ hiểu cách sử dụng từ vựng.  


Học từ vựng cần sự kiên nhẫn và yêu thích. Không thể học từ vựng một cách vội vàng. Người học nên sử dụng từ điển giấy để học từ vựng vừa để rèn tính kiên nhẫn, cần chú ý đến nguồn gốc của từ. Sử dụng sách có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa (synonyms, antonyms, thesaurus) sẽ giúp ta nâng cao vốn từ nhanh. Lập một sổ tay (handy notebook) ghi chép lại các từ mà mình thấy hay, cần học phát hiện được khi nói, đọc.
 

Đọc sách báo, tài liệu bằng tiếng anh sẽ giúp tăng vốn từ vựng nhanh chóng, cả thụ động và chủ động. Phương pháp này gọi là extensive reading.
 

Ví dụ (example): từ provocative

Provocative (adj) /prəˈvɒk.ə.tɪv/: (1) causing thought about interesting subject or (2) intentionally causing an angry reaction and (3) behavior or clothing that causes sexual desire

The programme will take a detailed and provocative look at the problem of homelessness.

In a deliberately provocative speech, she criticized the whole system of government.

She slowly leaned forward in a provocative way.

Family words: provocatively (adv)
 

Người học viết câu (Learner’s sentences):

His essay about education is quite provocative

Her cut-off jeans are so provocative that most men in the village dream of her.
 

Câu nói (learner talks):

What a provocative speech! You’re a born leader.

Trên đây là cách học từ vựng nói chung. Nếu muốn nâng cao từ vựng theo lĩnh vực hay trình độ thì cần phân loại theo mục đích đó. Ví dụ người học muốn nâng cao từ vựng từ trình độ cơ bản đến nâng cao như trong thang trình độ của Châu Âu từ A1 đến C2 thì người học cần đọc và học các từ vựng trong tài liệu đã được phân loại tương ứng. Cần chú ý rằng trong mọi tài liệu luôn luôn có sự xen kẻ từ vựng ở mọi mức độ, nhưng khi học ở mức cao thì tỉ lệ từ vựng khó/dễ sẽ tăng lên. Một cách khác là từ vựng sử dụng chia theo cấp học: mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học, cao học.
 

Với từ vựng theo chủ đề hay lĩnh vực cũng tương tự. Người học chọn lựa tài liệu để học theo lĩnh vực yêu cầu. Trong mỗi lĩnh vực cũng có thể phân chia theo cấp độ.


Eduway hi vọng các bạn sẽ thực hành để tiến bộ. Vì tất cả chúng ta đều phải thực hành để học (learning by doing).
Có thể bạn quan tâm
11 06 2023 Xem thêm
What problems worth solving?
Feynman wrote a letter to his former student explaining what problems worth solving: The worthwhile...
27 05 2023 Xem thêm
Làm R&D trong công nghiệp Hóa Học
Doanh nghiệp cần các kỹ sư và nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề của doanh nghiệp đó như tối ưu vận...
16 03 2023 Xem thêm
Các yếu tố giúp khởi nghiệp thành công
Cần phải xác định đúng vấn đề và tìm một team phù hợp.
18 02 2023 Xem thêm
How to learn well English language?
Just speak as much as you can.
04 01 2023 Xem thêm
Cách định giá cổ phiếu trước khi mua
Lấy tổng tài sản (đã trừ nợ, trừ thuế) chia cho tổng số cổ phiếu.