Tin tức

Quá trình học diễn ra như thế nào (learning process)

01 01 2019
Quá trình đầu tiên là tiếp nhận thông tin một chiều và hiểu thông tin theo ý nghĩa cho sẵn, hiểu mối quan hệ giữa các thông tin/khái niệm cho sẵn. Quá trình tiếp nhận có thể thực hiện ở nhiều nơi theo nhiều cách. Ở trường, trong sách báo, internet, trao đổi trực tiếp và theo phương tiện nghe, nhìn và thực hành. Quá trình này có thể coi như quá trình bắt chước một cách triệt để, thực hiện chính xác theo hướng dẫn, hiểu theo chính xác những gì nghe nhìn thấy. 
Quá trình thứ hai là sử dụng thông tin, kiến thức, kỹ năng tiếp thu trước đó theo cách lặp lại thuần túy. Trong quá trình áp dụng, sẽ có sự thay đổi ít nhiều do đối tượng công việc thay đổi, hoàn cảnh xã hội thay đổi. Những thay đổi này của đối tượng và hoàn cảnh đưa đến nhu cầu tối ưu hóa kiến thức và kỹ năng sẵn có trước đó. Quá trình tối ưu này có thể gọi là quá trình thứ ba.
 
Quá trình thứ ba có thể xảy ra đồng thời xen kẻ với quá trình thứ hai. Quá trình này gồm suy nghĩ, phân tích đánh giá, so sánh thông tin, kiến thức, kỹ năng cũ để phát hiện mối quan hệ mới giữa các thông tin/kiến thức cũ, để nảy sinh ra/tìm ra kiến thức mới, từ đó đề ra cách làm mới, thiết lập kỹ năng mới. Kỹ năng giải quyết vấn đề một phần được phát triển và thể hiện trong quá trình này. Vậy muốn có cái mới phải có cái cũ trước.  Một bộ não trống rỗng không thể sản sinh ra cái mới. Tiếp nhận một chiều thông tin, kiến thức, kỹ năng có sẵn là điều kiện cần để trí não phát triển, làm tiền đề cho sự phát triển ở mức cao hơn – mức sáng tạo. Với kiến thức, khi ta hiểu thấu đáo thì ta gọi là hiểu sâu. Với kỹ năng khi ta đã thuần thục thì gọi là nhuần nhuyễn. Hiểu sâu kiến thức và nhuần nhuyễn kỹ năng là điều kiện cần tiên quyết dẫn đến sự sáng tạo.
 
Kiến thức: muốn hiểu sâu kiến thức thì cần có sự phân tích, đánh giá chu đáo, xem xét nhiều khía cạnh, trao đổi với người khác. Phải sẵn sàn chịu sự đánh giá nghiêm túc của người khác và trước sự phản biện của xã hội. Đối diện với phản biện để chứng minh cho sự đúng đắn hay điều chỉnh cái chưa đúng tiến đến cái đúng hơn chính xác hơn.  
 
Kỹ năng: muốn thuần thục kỹ năng thì phải thực hành nhiều lần, và cần sự hỗ trợ của thông tin, kiến thức (lý thuyết) liên quan.
 
Tổ chức: chính là khả năng nhìn thấy các mối quan hệ giữa các nguồn lực, thông tin, khái niệm, kỹ năng và tổ chức khai thác - sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất (tiêu tốn ít mà mang lại kết quả nhiều trong thời gian ngắn nhất). Quá trình này chính là tối ưu.
 
Tầm nhìn: chính là nhìn thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các khái niệm, thông tin kiến thức. Từ mối quan hệ đó, có thể dự đoán được một phần tương lai của sự chuyển biến theo các mối quan hệ như nhân quả, hay các quan hệ phụ thuộc trong toán học. Tầm nhìn là thứ không tự nhiên mà có. Để có được tầm nhìn, trước tiên phải có đủ kiến thức, kỹ năng và những trải nghiệm.

Lê Quốc Chơn
Có thể bạn quan tâm
11 06 2023 Xem thêm
What problems worth solving?
Feynman wrote a letter to his former student explaining what problems worth solving: The worthwhile...
27 05 2023 Xem thêm
Làm R&D trong công nghiệp Hóa Học
Doanh nghiệp cần các kỹ sư và nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề của doanh nghiệp đó như tối ưu vận...
16 03 2023 Xem thêm
Các yếu tố giúp khởi nghiệp thành công
Cần phải xác định đúng vấn đề và tìm một team phù hợp.
18 02 2023 Xem thêm
How to learn well English language?
Just speak as much as you can.
04 01 2023 Xem thêm
Cách định giá cổ phiếu trước khi mua
Lấy tổng tài sản (đã trừ nợ, trừ thuế) chia cho tổng số cổ phiếu.